TN XĐ sức chịu tải cọc khoan nhồi đường kính lớn bằng PP Biến dạng lớn PDA – Cầu Thị Cầu

Thí nghiệm thử động biến dạng lớn PDA

Đọc thêm: Thí nghiệm thử động biến dạng lớn PDA- T298 – D4945

PHẠM VI ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn thí nghiệm này đưa ra trình tự thí nghiệm cọc đứng và cọc xiên một cách độc lập để xác định sức chịu tải của cọc khi chịu tác động của một lực va đập dọc trục bằng cách dùng búa đóng vào đầu cọc.  Tiêu chuẩn thí nghiệm này được áp dụng cho các loại móng sâu, phương thức hoạt động như là móng cọc, không xét đến cách thức thi công móng, với điều kiện là chúng có khả năng thực hiện thí nghiệm nén động chuyển vị lớn. Các cấu kiện này có thể bao gồm: cọc khoan, cọc nhỏ và cọc khoan nhồi liên tục thẳng.

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

  • Chuẩn bị thí nghiệm: chuẩn bị đầu cọc và các chuẩn bị khác;
  • Tiến hành thí nghiệm hiện trường và Lập bảng khối lượng cọc nén động PDA;
  • Công tác xử lý số liệu ở trong phòng:

       + Kết quả thu đ­ược từ PDA và phân tích bằng phần mềm CAPWAP đối với các cọc thí nghiệm cho ta kết quả về khả năng chịu tải của cọc (Bao gồm cả hai thành phần sức kháng mũi và sức kháng thành)

       + Ngoài việc tính toán khả năng chịu tải của cọc, ch­ương trình CAPWAP cũng tính toán đ­ược đồ thị quan hệ giữa tải trọng thí nghiệm và độ lún của cọc, các biểu đồ quan hệ vận tốc, lực mô phỏng và tính toán.

  • Kết quả
  • Báo cáo kết quả hiện trường theo PP sơ bộ CASE;
  • Báo cáo kết quả phân tích bằng phần mềm CAPWAP:

+ Các biểu đồ chuẩn khi phân tích: Biểu đồ ứng suất phân tích và đo, Biểu đồ ứng suất và vận tốc đo tại hiện trường, Biểu đồ mô phỏng quan hệ chuyển vị và lực của dầu cọc và mũi cọc, biểu đồ phân bố sức kháng thành dọc theo thân cọc.

+ Các bảng biểu kết quả phân tích bằng CAPWAP: Ứng suất nén lớn nhất trên cọc, gia tốc và chuyển vị của cọc, tốc độ lan truyền của sóng biến dạng trong cọc, năng lượng truyền lớn nhất.

  • Bảng tổng hợp kết quả phân tích sức chịu tải của cọc bằng phần mềm CAPWAP bao gồm: Sức chịu tải của cọc, sức chịu tải mũi cọc, sức chịu tải thân cọc, phân bố sức chịu tải của cọc dọc theo thân cọc và các số liệu liên quan khác.

Ý NGHĨA VÀ SỬ DỤNG

Tiêu chuẩn thí nghiệm này dùng để cung cấp số liệu về chuyển vị, lực, biến đổi gia tốc, vận tốc hoặc khoảng cách của cọc dưới tác dụng của lực va đập. Số liệu này có thể dùng để đánh giá khả năng chịu tải và tính toàn khối của cọc cũng như là ứng xử của búa, ứng suất cọc và các đặc điểm động của đất như là hệ số kháng chấn của đất và giá trị dao động.