Định hướng phát triển

dinhhuongMục tiêu:

Nhằm xác định phương hướng phát triển và đầu tư của Công ty có hiệu quả, bền vững, phù hợp và hài hòa với chiến lược chung của Tổng công ty và nhóm các công ty trong TEDI, Công ty xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2017-2026 với một số mục tiêu cụ thể sau:

  • Phát huy truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, phấn đấu và duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực khảo sát địa kỹ thuật và kiểm định chất lượng công trình mang thương hiệu TEDI-GIC.
  • Xây dựng Công ty chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, phát triển ổn định, bền vững;
  • Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông đã đầu tư vào Công ty, hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
  • Tối đa hóa hiệu quả hoạt động chung của Công ty;
  • Phấn đấu và duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực khảo sát địa kỹ thuật và kiểm định chất lượng công trình;
  • Duy trì và phát triển bền vững mối quan hệ với Tổng công ty (TEDI), các Công ty thành viên trong nhóm công ty TEDI và các đối tác khác.

Chiến lược

1. Chiến lược về sản phẩm và thị trường

  • Cập nhật, duy trì quản lý và điều hành sản xuất theo ISO 9001-2015;
  • Tiêu chuẩn hóa, định hình hóa và hệ thống hóa các sản phẩm hồ sơ khảo sát, thiết kế;
  • Áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý nguồn nhân lực và trong quản lý, điều hành sản xuất;
  • Mở rộng lĩnh vực khảo sát, thiết kế địa kỹ thuật (nền móng; kiên cố hóa, ứng phó rủi ro do thiên tai như sạt, sụt, trượt, lở đất đá; Xử lý, gia cố nền đất…);
  • Kết hợp phát triển mảng thí nghiệm vật liệu trong giai đoạn thi công và hoạt động kiểm định;
  • Tiếp tục giữ vững uy tín bằng cách đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng về tiến độ thực hiện, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ sau khi bàn giao sản phẩm;
  • Tiếp tục khai thác các thị trường hiện Công ty đang có mối quan hệ tốt:
    • Tổng Công ty TVTK GTVT-CTCP;
    • Các Công ty thành viên trong nhóm công ty TEDI;
    • Các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT (Ban QLDA 2, 6, Thăng Long, Hồ Chí Minh, các ban thuộc Tập đoàn EVN,…);
  • Tăng cường tiếp cận, giới thiệu năng lực, kinh nghiệm đến các thị trường mới:
    • Các UBND tỉnh, Sở giao thông các tỉnh
    • Một số Công ty tư vấn nước ngoài đang có Văn phòng đại diện hay Công ty chi nhánh tại Việt Nam như: Kawasaki Geological Engineering Co., Ltd, Nippon Koei.
    • Các Nhà đầu tư: Tập đoàn Cường Thịnh, Tập đoàn Xuân Trường.
  • Tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong quá trình tạo sản phẩm về chủng loại và giá thành đầu tư.

2. Chiến lược về nguồn nhân lực

  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả SXKQ;
  • Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên ngành, công nghệ kỹ thuật tiên tiến thông qua các hội thảo trong và ngoài nước…;
  • Nâng cao trình độ và yêu cầu về ngoại ngữ, chú trọng đào tạo các Kỹ sư đang làm việc trình độ ngoại ngữ để đảm bảo làm việc trực tiếp với tư vấn nước ngoài;
  • Giai đoạn sau 2021, khi có điều kiện mở rộng đầu tư, tùy đặc điểm tình hình cụ thể nguồn nhân lực Công ty có thể tăng thêm.

3. Chiến lược khoa học công nghệ

  • Tiếp tục duy trì và phát triển các công nghệ hiện Công ty đang áp dụng;
  • Duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: tuyển dụng các Kỹ sư có năng lực, xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách để đội ngũ chuyên gia, Kỹ sư có kinh nghiệm, năng lực yên tâm công tác và cống hiến;
  • Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ để tiếp cận và áp dụng các công nghệ tiến tiến trên thế giới;
  • Hợp tác với các Tư vấn nước ngoài trong một số lĩnh vực để học hỏi, nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho Kỹ sư.

4. Chiến lược quản trị doanh nghiệp

  • Nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, ngành GTVT, của Tổng công ty và Công ty;
  • Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Đoàn TN) nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Người lao động, đảm bảo Người lao động phát huy hết khả năng, cống hiến và gắn bó lâu dài với Công ty;
  • Sàng lọc, tinh giản lực lượng lao động kém hiệu quả, vận động, khuyến khích người lao động có tâm huyết, trí tuệ nâng cao ý thức làm việc, tăng năng suất lao động;
  • Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chương trình tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất nâng cao đời sống người lao động;
  • Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản trị doanh nghiệp.

5. Chiến lược về truyền thông, quản trị thương hiệu.

  • Tập trung quảng bá thương hiệu trong nước, tới các Sở ngành liên quan đến khảo sát xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểm định chất lượng công trình, tư vấn giám sát chất lượng công trình, tới các địa phương, các Nhà đầu tư;
  • Trong đó, thương hiệu Công ty CP TVTK- Kiểm định và Địa kỹ thuật (GIC) luôn gắn liền với thương hiệu TEDI để tận dụng thương hiệu TEDI đã được khẳng định trên nhiều thị trường trong nước và khu vực, đó là thương hiệu TEDI-GIC.

6. Chiến lược về vốn và đầu tư

  • Giữ nguyên vốn điều lệ của Công ty trong giai đoạn này;
  • Sắp xếp tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị không còn phù hợp, dành nguồn lực đầu tư bổ sung trang thiết bị, nhân lực hiệu quả hơn;
  • Tăng tỷ suất trích lập quỹ đầu tư phát triển và Khoa học công nghệ.
  • Đầu tư nguồn nhân lực (đào tạo chuyên sâu và nâng cao) để đáp ứng các nhu cầu tạo sản phẩm mới, tuyển dụng thêm công nhân kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu sản xuất và dần thay đội ngũ công nhân cao tuổi;
  • Dự kiến mua sắm thiết bị khoan trong đó ngoài các thiết bị thông thường, đầu tư thiết bị máy khoan cỡ lớn, máy khoan nghiêng, bộ dụng cụ lấy mẫu lòng đôi; Thiết bị thí nghiệm trong phòng trong đó ngoài các thiết bị thông thường, đầu tư máy kéo thép, máy kéo uốn bê tông và thiết bị thí nghiệm đối với các phép thử mới; thiết bị thí nghiệm hiện trường như dụng cụ thí nghiệm thủy văn (ép nước, đổ nước), thiết bị quan trắc mực nước dưới đất; thiết bị văn phòng như máy tính, máy chiếu,…;
  • Cập nhật các phần mềm hiện có, mua phần mềm xử lý nền đất yếu, tính toán kiểm toán ổn định và thiết kế kiên cốhóa công trình,…;
  • Sửa sang, làm mới một sốphòng làm việc,…;
  • Kinh phí mua sắm và xây dựng cơ bản hàng năm được trích từ chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. Dự kiến kinh phí đầu tư cho giai đoạn này từ 3.0-3.5% doanh thu hàng năm.