Dự án ĐTXD cầu Tình Húc vượt Sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
ĐỊA ĐIỂM CÔNG TRÌNH: THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
BƯỚC: THIẾT KẾ KỸ THUẬT, THIẾT KẾ BVTC
- Tổng quan chung về Dự án
Dự án đầu tư xây dựng cầu Tình Húc nối phường Hưng Thành và phường Nông Tiến nói riêng và kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Tuyên Quang nói chung nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng, tạo cho thành phố Tuyên Quang phát triển về mọi mặt và trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh;
Dự án nằm trong công trình hạ tầng định hướng xây dựng thành phố Tuyên Quang lên đô thi loại II và cũng là công trình quan trọng để thúc đẩy phát triển đô thị, du lịch của thành phố Tuyên Quang.
- Đặc điểm quy mô, tính chất công trình
Loại công trình: công trình giao thông nhóm B;
– Quy mô công trình: Công trình được xây dựng với tuổi thọ thiết kế 100 năm.
– Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL.
– Đường chính: ô tô cấp III, vận tốc thiết kế 60 (km/h).
– Cầu dẫn xuống Soi Tình Húc, vận tốc thiết kế 30 (km/h)
– Loại, cấp công trình: Công trình giao thông; Cầu cấp I, đường cấp III.
- Quá trình khảo sát ĐCCT
Dự án bao gồm phần nền đường đầu cầu, cầu chính, cầu xuống soi Tình Húc. Công tác khảo sát địa chất công trình cho cầu Tình Húc vượt sông Lô bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: khoan khảo sát địa chất công trình, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT), thí nghiệm cắt cánh hiện trường(FVST), thí nghiệm trong phòng, chỉnh lý và lập hồ sơ khảo sát địa chất công trình cho cầu Tình Húc vượt Sông Lô.
Quá trình khảo sát cầu Tình Húc gặp rất nhiều khó khăn, do địa tầng khu vực dự kiến xây dựng rất phức tạp. Phía trên là các trầm tích sét pha, cát sét, và cát sạn, cuội, nằm dưới lớp phủ là các đới phong hóa rất mạnh của đá gốc là đá vôi, hoạt động bào mòn, rửa lũa của nước tạo thành hệ thống các hang động (hang Karst) với diện phân bố rộng và biến đổi lớn. Hang Karst gặp ở hầu hết các lỗ khoan khảo sát và tập trung trên Soi Tình Húc và phía bờ Nông Tiến.
- Địa chất động lực công trình
Do đặc điểm của sông Lô tại khu vực dự kiến xây dựng có lòng rộng, vào mùa mưa bão mực nước tăng nhanh và tốc độ dòng chảy lớn; bên cạnh đó, tạo nên bề mặt địa hình là các trầm tích bở rời (cát, cuội sỏi, kết cấu rời rạc) hay đất dính trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Vì vậy hiện tượng xói lở, xâm thực lòng bờ và bồi lắng phát triển rất mạnh.
Trong phạm vi khảo sát hiện tượng karst phát triến rất mạnh, số lượng hang karst nhiều, vật liệu lấp nhét của hang chủ yếu là cát, sạn sỏi, .. do đó cần chú ý đến hiện tượng vận động của các loại vật liệu lấp nhét này dưới tác động của nước ngầm.
Đặc biệt trong khu vực khảo sát có lớp cát, cuội sỏi, nằm trên cùng(phạm vi thung lũng sông) nên các dòng chảy có gradient rất lớn xuất lộ ở đáy sông và sườn thung lũng, quá trình xói ngầm-karst phát triển mạnh, có thể hình thành các phễu karst làm hư hại và phá huỷ công trình
Một số hình ảnh tại dự án cầu Tình Húc: