Dự án ĐTXD đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội – TP3 (TKKT)

Tên dự án : Dự án ĐTXD đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội
Tên dự án thành phần: : Dự án thành phần 3: Xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Tiểu dự án SD vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

GT số 04/TP3-TVTK: Tư vấn KS, lập TKKT – Dự toán xây dựng đoạn từ trước QL6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Bao gồm cầu Mễ Sở).

Gói thầu số 05/TP3-TVTK: Tư vấn KS, lập TKKT- Dự toán XD cầu Hoài Thượng và đoạn tuyến nối 9,7 Km (Bao gồm hoàn thiện nút giao TN và nút giao cao tốc NB – HL.

Địa điểm công trình : Thành phố Hà Nội gồm 07 quận, huyện: các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông.

Tỉnh Hưng Yên gồm 04 huyện: các huyện Văn Giang, KhoáiChâu, Yên Mỹ, Văn Lâm

Tỉnh Bắc Ninh gồm 04 huyện, thành phố, thị xã: thị xã Thuận Thành, huyện Gia Bình, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh.

Bước thiết kế : Thiết kế kỹ thuật

1.      Mục tiêu dự án

Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2.      Tổ chức thực hiện

Cấp quyết định chủ trương đầu tư : Quốc hội
Cấp có thẩm quyền phê duyệt : Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Chủ đầu tư : Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông

3.      Phạm vi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội

Đường cao tốc Vành đai 4: Điểm đầu khoảng Km0 trùng với Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thuộc địa phận xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Điểm cuối khoảng Km103+820 trùng với Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (khớp nối với dự án ĐT.278 được UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư kết nối ra QL.18); chiều dài 103,82 km.

Tuyến nối trên cao tốc Nội Bài – Hạ Long: Điểm đầu khoảng Km30+900 kết nối đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long hiện hữu thuộc địa phận phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Điểm cuối khoảng Km40+600 (khớp nối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đang được UBND tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu đầu tư); chiều dài 9,7 km.

Tổng chiều dài toàn tuyến: 113,52 km (thành phố Hà Nội khoảng 57,52 km; tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3 km; tỉnh Bắc Ninh khoảng 27 km và tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long khoảng 9,7 km).

Địa điểm dự án:

Thành phố Hà Nội (dài 57,52 km), đi qua 07 quận/huyện: gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông;

Tỉnh Hưng Yên (dài 19,3 km), đi qua 04 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm;

Tỉnh Bắc Ninh (dài 27 km và tuyến nối 9,7 km), đi qua 04 huyện/thành phố: gồm các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh.

4.      Phạm vi thực hiện Dự án thành phần 3

Phạm vi nghiên cứu:

  • Đường cao tốc Vành đai 4: Điểm đầu khoảng Km0 trùng với Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thuộc địa phận xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Điểm cuối khoảng Km103+820 trùng với Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (khớp nối với dự án ĐT.278 được UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư kết nối ra QL.18); Chiều dài khoảng 103,82km.
  • Tuyến nối trên cao tốc Nội Bài – Hạ Long: Điểm đầu khoảng Km30+900 kết nối đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long hiện hữu thuộc địa phận phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Điểm cuối khoảng Km40+600 (khớp nối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đang được UBND tỉnh Bắc Ninh nghiên cứu đầu tư); Chiều dài 9,7km.

Trong đó, tách tiểu dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong dự án PPP theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ và điểm a khoản 5 Điều 70 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), cụ thể như sau:

– Tiểu dự án sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng và các đoạn tuyến: từ trước nút giao Quốc lộ 6 đến hết nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đoạn tuyến nối 9,7km. Cụ thể:

+ Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đầu tư toàn bộ cầu Hồng Hà (từ khoảng Km10+663 đến khoảng Km15+041) và đường cao tốc đoạn tuyến từ trước nút giao Quốc lộ 6 (khoảng Km37+600) đến hết cầu Mễ Sở (khoảng Km59+500).

+ Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Đường cao tốc đoạn tuyến từ cầu Mễ Sở (khoảng Km59+500) đến hết nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (khoảng Km67+500).

+ Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Xây dựng cầu Hoài Thượng (từ khoảng Km96+000 đến khoảng Km97+000) và đường cao tốc đoạn tuyến nối 9,7km (bao gồm nút giao cao tốc Nội Bài – Hạ Long và hoàn thiện nút giao Tây Nam).

– Phạm vi dự án còn lại sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư: Đầu tư xây dựng đường cao tốc các đoạn: từ nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến trước nút giao Quốc lộ 6 (không bao gồm cầu Hồng Hà), từ sau nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến trước nút giao cao tốc Nội Bài – Hạ Long (không bao gồm cầu Hoài Thượng) theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể:

+ Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đường cao tốc đoạn tuyến từ nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến trước nút giao Quốc lộ 6 (khoảng Km37+600) (không bao gồm cầu Hồng Hà).

+ Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Đường cao tốc đoạn tuyến từ sau nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến địa phận giáp ranh với tỉnh Bắc Ninh (Km77+250).

+ Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Đường cao tốc đoạn tuyến từ địa phận giáp ranh với tỉnh Hưng Yên (Km77+250) đến trước nút giao cao tốc Nội Bài – Hạ Long.

5.      Quy mô dự án

5.1. Quy mô quy hoạch

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phần đường cao tốc Dự án đường Vành đai 4 có quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe; tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long để đảm tính thống nhất toàn dự án và kết quả dự báo nhu cầu vận tải đề xuất quy mô đoạn tuyến là 06 làn xe.

5.2. Giai đoạn hoàn chỉnh

Các đoạn trắc dọc tuyến đi thấp

Hình I‑1. Mặt cắt ngang đoạn tuyến trắc dọc đi thấp – Giai đoạn hoàn thiện

– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50 m
– Dải phân cách giữa = 1 x 2,0 = 2,0 m
– Dải dừng xe khẩn cấp = 1 x 4,0 + 1 x 3,0 = 7,0 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50 m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,75 = 1,50 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 4,5 = 4,5 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 5,0 = 5,0 m
– Đường gom hai bên = 2 x 15,0 = 30,0 m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8,0 = 8,0 m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 8,0 = 8,0 m
Tổng cộng:   = 90,0 m
Các đoạn có đường sắt song hành GPMB thêm 30m hành lang xây dựng đường sắt trong tương lai   = 30,0 m
Tổng cộng (đoạn có đường sắt song hành):   = 120,0 m

Các đoạn tuyến có trắc dọc đi cao

Hình I‑2. Mặt cắt ngang đoạn tuyến trắc dọc đi cao – Giai đoạn hoàn thiện

Phần cầu cạn    
– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50 m
– Phân cách giữa hai cầu = 1 x 1,0 = 1,0 m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên trái) = 1 x 4,5 = 4,50 m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên phải) = 1 x 3,25 = 3,25 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50 m
– Lan can cầu = 4 x 0,5 = 2,0 m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 34,75 m
Phần dưới thấp
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT

(bên trái)

= 1 x 4,25 = 4,25 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT

(bên phải)

= 1 x 5,0 = 5,0 m
– Đường gom hai bên = 2 x 15,0 = 30,0 m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8,0 = 8,0 m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 8,0 = 8,0 m
Tổng cộng phần dưới thấp: = 55,25 m
Tổng cộng:   = 90,00m
Các đoạn có đường sắt song hành GPMB thêm 30m hành lang xây dựng đường sắt trong tương lai   = 30,0 m
Tổng cộng (đoạn có đường sắt song hành):   = 120,0 m

Đoạn tuyến đi ngoài đê sông Đáy

Hình I‑3. Mặt cắt ngang đoạn tuyến ngoài đê sông Đáy – Giai đoạn hoàn thiện

– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,5 m
– Dải phân cách giữa = 1 x 2,0 = 2,0 m
– Dải dừng xe khẩn cấp = 1 x 4,0 + 1 x 3,0 = 7,0 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,5 m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,75 = 1,5 m
– Dải an toàn đê và hành lang an toàn (bên trái) = 19,0 = 19,0 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 5,0 = 5,0 m
– Đường gom phía trái kết hợp đê tả Đáy (tổ chức 2 chiều) = 1 x 15,5 = 15,5 m
– Đường gom phía phải (tổ chức 2 chiều) = 1 x 17,0 = 17,0 m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8,0 = 8,0 m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 6,0 = 6,0 m
Tổng cộng:   = 105,0 m
Các đoạn có đường sắt song hành GPMB thêm 30m hành lang xây dựng đường sắt trong tương lai   = 30,0 m
Tổng cộng   = 135,0m

Phạm vi không bao gồm đê tả Đáy hiện tại.

Đoạn tuyến nối trên địa phận tỉnh Bắc Ninh

Hình I‑4. Mặt cắt ngang đoạn tuyến nối Bắc Ninh – Giai đoạn hoàn thiện

Phần cầu cạn    
– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50 m
– Phân cách giữa hai cầu = 1 x 1,0 = 1,0 m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên trái) = 1 x 4,5 = 4,50 m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên phải) = 1 x 3,25 = 3,25 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50 m
– Lan can cầu = 4 x 0,5 = 2,0 m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 34,75 m
Phần dưới thấp
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT Thay đổi
– Đường gom hai bên = 2 x 10,5 = 21,0 m
– Vỉa hè đường gom trái = 5,0 + 3,0 = 8,0 m
– Vỉa hè đường gom phải = 5,0 + 3,0 = 8,0 m
Tổng cộng phần dưới thấp: = 55,25-65,25 m
Tổng cộng:   = 90,0-100 m

Dự án đường sắt Lim – Phả Lại đang được triển khai theo dự án độc lập và đảm bảo sự phù hợp và phát huy hiệu quả đầu tư dự án đường Vành đai 4.

Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư là một dự án thành phần trong tổng thể dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội là thành phần xây dựng chính của Dự án có ảnh hưởng lớn đến các dự án thành phần khác.

5.3. Quy mô giai đoạn phân kỳ

Các đoạn trắc dọc tuyến đi thấp

Hình I‑5. Mặt cắt ngang đoạn tuyến trắc dọc đi thấp – Giai đoạn phân kỳ

– Phần xe chạy (4 làn cao tốc) = 2 x (2 x 3,5) = 14,0 m
– Dải phân cách giữa = 1 x 0,5 = 0,50 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,25 = 0,5 m
– Lề đất = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 8,0 = 8,0 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 26,0 = 26,0 m
– Đường gom hai bên = 2 x 12,0 = 24,0 m
– Dự trữ vỉa hè đường gom trái = 1 x 7,5 = 7,5 m
– Dự trữ vỉa hè đường gom phải = 1 x 7,5 = 7,5 m
Tổng cộng:   = 90,0 m
Các đoạn có đường sắt song hành GPMB thêm 30m hành lang xây dựng đường sắt trong tương lai   = 30,0 m
Tổng cộng (đoạn có đường sắt song hành):   = 120,0 m

Các đoạn trắc dọc tuyến đi cao

Hình I‑6. Mặt cắt ngang đoạn tuyến trắc dọc đi cao – Giai đoạn phân kỳ

Phần cầu cạn    
– Phần xe chạy (4 làn cao tốc) = 2 x (2 x 3,5) = 14,0 m
– Dải phân cách giữa = 1 x 0,5 = 0,50 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Lan can cầu = 2 x 0,5 = 1,0 m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 17,5 m
Phần dưới thấp
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 7,75 = 7,75 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 25,75 = 25,75 m
– Đường gom hai bên = 2 x 12,0 = 24,0 m
– Dự trữ vỉa hè đường gom trái = 1 x 7,5 = 7,5 m
– Dự trữ vỉa hè đường gom phải = 1 x 7,5 = 7,5 m
Tổng cộng:   = 90,00m
Các đoạn có đường sắt song hành GPMB thêm 30m hành lang xây dựng đường sắt trong tương lai   = 30,0 m
Tổng cộng (đoạn có đường sắt song hành):   = 120,0 m

Đoạn tuyến đi ngoài đê sông Đáy

Hình I‑7. Mặt cắt ngang giai đoạn phân kỳ đoạn ngoài đê sông Đáy

– Phần xe chạy (4 làn cao tốc) = 2 x (2 x 3,5) = 14,0 m
– Dải phân cách giữa = 1 x 0,5 = 0,50 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,25 = 0,5 m
– Lề đất = 2 x 0,5 = 1,00m
– Dải an toàn đê và hành lang an toàn (bên trái) = 19,0 = 19,0 m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) Thay đổi
– Đường gom phía trái kết hợp đê tả Đáy (tổ chức 2 chiều) = 1 x 15,5 = 15,0 m
– Đường gom phía phải (tổ chức 2 chiều) = 1 x 17,0 = 17,0 m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8,0 = 8,0 m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 6,0 = 6,0 m
Tổng cộng:   = 105,0 m
Các đoạn có đường sắt song hành GPMB thêm 30m hành lang xây dựng đường sắt trong tương lai   = 30,0 m
Tổng cộng   = 135,0m

Phạm vi không bao gồm đê tả Đáy hiện tại.

Đoạn tuyến nối trên địa phận Bắc Ninh

Hình I-8. Mặt cắt ngang đoạn tuyến nối Bắc Ninh – Giai đoạn phân kỳ

– Phần xe chạy (4 làn cao tốc) = 2 x (2 x 3,5) = 14,0 m
– Dải phân cách giữa = 1 x 0,5 = 0,50 m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,5 = 1,0 m
– Lan can cầu = 2 x 0,5 = 1,0 m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 17,5 m
Phần dưới thấp
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT Thay đổi
– Đường gom hai bên = 2 x 10,5 = 21,0 m
– Vỉa hè đường gom trái = 5,0 + 3,0 = 8,0 m
– Vỉa hè đường gom phải = 5,0 + 3,0 = 8,0 m
Tổng cộng phần dưới thấp: = 72,5-82,5 m
Tổng cộng:   = 90,0-100 m
  1. Phạm vi công việc

Công ty CP Tư vấn thiết kế kiểm định và ĐKT trong bước TK BVTC thực hiện khoan khảo sát ĐCCT và khảo sát vật liệu xây dựng, BĐT,…dự án  Vành đai 4 – Thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, Gói thầu số 4 và gói thầu số 5 với các hạng mục sau: Cầu chính tuyến, cầu Mễ Sở, C.Hoài Thượng, cầu nhánh, vật liệu xây dựng, bãi đổ thải,…

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHOAN KHẢO SÁT ĐCCT GÓI THẦU SỐ 4:

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHOAN KHẢO SÁT ĐCCT GÓI THẦU SỐ 5

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHẢO SÁT VẬT LIỆU XD, BÃI ĐỔ THẢI & TRẠM TRỘN

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*