Dự án ĐTXD đường vành đai 3,5 huyện Hoài Đức – TP Hà Nội

Dự án ĐTXD đường vành đai 3,5 huyện Hoài Đức – TP Hà Nội

Tên dự án : Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3.5 (Các đoạn Km0+600 – Km1+700; Km2+050 – Km2+550; Km3+340 – Km5+500), huyện Hoài Đức
Địa điểm công trình : Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Bước thiết kế : Thiết kế Bản vẽ thi công

1.   GIỚI THIỆU CHUNG

Tuyến trục chính đô thị nằm khoảng giữa đường vành đai 3 và vành đai 4 (thường gọi là đường vành đai 3,5) đã được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ1259 và hiện đang nghiên cứu cụ thể trong Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội với quy mô mặt cắt ngang tối 42-90m. Đây là tuyến rất quan trọng trong việc phát triển đô thị Đông đường vành đai 4 với quy mô dân số khoảng 1,4 triệu dân (năm 2030).

2.   PHẠM VI DỰ ÁN

Bình đồ vị trí dự án

  • Vị trí: nằm trên địa bàn Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
  • Điểm đầu: Km0+600 (tiếp giáp với phạm vi dự án nút giao giữa Đại lộ Thăng Long với đường Vành đai 3.5).
  • Điểm cuối: Km5+500 (giao với QL32 tại lý trình Km14+617 – QL32)
  • Không bao gồm 02 đoạn: Km1+700-Km2+050; Km2+550-Km3+340 do Huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư đang thực hiện bước TK BVTC.
  • Chiều dài tuyến: Khoảng 3.76km

 3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CHỦ ĐẦU TƯ : Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ : Ban Quản lý Dự Đầu tư xây dựng
ĐƠN VỊ TƯ VẤN : Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT – CTCP (TEDI)

4. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Năm 2018 Công ty CP Tư vấn thiết kế – Kiểm định & ĐKT đã tham gia khảo sát địa chất công trình, khảo sát mặt đường hiện hữu và kiểm định chất lượng công trình:

♦ Khoan khảo sát địa chất công trình tại 07 lỗ khoan nền đường: tổng 187 mét.

♦ Khảo sát mặt đường hiện hữu: tiến hành đo cường độ mặt đường cũ bằng cần Benkelman với 220m/41 điểm đo.

♦ Kiểm định chất lượng công trình toàn tuyến (Một phần khối lượng kiểm định đã được thực hiện trong bước: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2017). Nội dung kiểm định xây dựng bao gồm: Các hạng mục tổng thể nền, móng, mặt đường sau khi thi công xong như chiều dày, độ chặt, mô đun đàn hồi, lấy mẫu và thí nghiệm trong phòng các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu, cốt liệu; Các công trình đã thi công trên tuyến:

  • Kiểm tra chất lượng nền, móng đường thông qua phương pháp đào hố thí nghiệm.
  • Kiểm tra chất lượng các công trình trên tuyến như: cống, thông qua phương pháp khoan, cắt, lấy mẫu tại hiện trường.
  • Kiểm tra chiều dày các lớp kết cấu thông qua phương pháp khoan lấy mẫu tại hiện trường.

(Kiểm tra độ chặt nền đường K95 và bề dày kết cấu)

 

(Kiểm tra độ chặt móng đường CPĐD loại I)

 

(Kiểm tra mô đun đàn hồi bằng tấm ép cứng)

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*