Dự án ĐTXD đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô Hà Nội (NCKT)

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội

Tên dự án thành phần: Dự án thành phần 2.1: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội.

Địa điểm:  Thành phố Hà Nội gồm 07 quận, huyện: các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông.

1.1. Mục tiêu dự án

Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

1.2. Tổ chức thực hiện

Cấp có thẩm quyền phê duyệt : Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Chủ đầu tư : Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông

Địa chỉ: Số 1 Quang Trung – Phường Quang Trung – Quận Hà Đông – TP. Hà Nội.

Điện thoại: 02432808899.

1.3. Phạm vi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội

  • Điểm đầu dự án: Khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thuộc địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội;
  • Điểm cuối dự án: Khoảng Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;

Tuyến nối trên cao tốc Nội Bài – Hạ Long: chiều dài 9,7 km.

  • Địa điểm dự án: Thành phố Hà Nội gồm 07 quận, huyện: các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông; tỉnh Hưng Yên gồm 04 huyện:Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm; tỉnh Bắc Ninh gồm 04 huyện, thành phố: các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và TP. Bắc Ninh.
  • Phạm vi, quy mô và tổng chiều dài Dự án: khoảng 112,8km tuyến chính cao tốc 6 làn xe (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long) và hệ thống đường song hành chạy dọc hai bên tuyến cao tốc có Bnền=12m (giai đoạn đầu chưa đầu tư các cầu vượt sông Hồng và sông Đuống).

I.4. Phân chia các Dự án thành phần

Căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và Luật PPP, Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội được chia thành 07 dự án thành phần;

I.5. Quy mô dự án

I.5.1. Quy mô quy hoạch

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phần đường cao tốc Dự án đường Vành đai 4 có quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe; tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long để đảm tính thống nhất toàn dự án và kết quả dự báo nhu cầu vận tải đề xuất quy mô đoạn tuyến là 06 làn xe.

Mặt khác theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021); quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội (Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011); quy hoạch Vùng Thủ đô (Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016); quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 (Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016); điều chỉnh tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 29/12/2017); đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 17/10/2018) và các dự án đã được phê duyệt, lập chỉ giới đỏ các đoạn tuyến trên địa phận Hà Nội, cắm cọc tim tuyến trên địa phận tỉnh Hưng Yên quy mô dự án ngoài thành phần đường cao tốc còn được hoạch định đồng bộ với hệ thống đường song hành, dự trữ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tuyến đường sắt vành đai, hoạch định quy mô quy hoạch Dự án cụ thể như sau:

Đường Vành đai 4: Quy mô gồm 06 làn xe cao tốc (TCVN5729-2012) và hệ thống đường song hành hai bên[1] (TCXDVN104-2007 và QCVN-07:2016/BXD hoặc TCVN 4054-2005) và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai[2]. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang đoạn thông thường là 120m; đoạn đi ra ngoài đê sông Đáy hiện hữu dài khoảng 5,5km tổng chiều rộng mặt cắt ngang 135m đảm bảo tuân thủ Luật Đê điều; một số vị trí đặc biệt đi qua khu đô thị, khu công nghiệp, không có đường sắt song hành khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể thu hẹp phần dải dự trữ tổng chiều rộng mặt cắt ngang 90m.

1. Giai đoạn hoàn chỉnh

1.1. Phương án đi thấp

a) Đoạn tuyến không có đường sắt quốc gia đi song hành

– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50m
– Dải phân cách giữa = 1 x 4 = 4,00m
– Dải dừng xe khẩn cấp = 2 x 3 = 6,00m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,75 = 1,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 4,25 = 4,25m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 4,25 = 4,25m
– Đường gom hai bên = 2 x 15 = 30,00m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8 = 8,00m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 8 = 8,00m
Tổng cộng:   = 90m

b) Đoạn tuyến có đường sắt đi song hành

– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50m
– Dải phân cách giữa = 1 x 4 = 4,00m
– Dải dừng xe khẩn cấp = 2 x 3 = 6,00m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,75 = 1,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 4,25 = 4,25m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 4,25 = 4,25m
– Đường gom hai bên = 2 x 15 = 30,00m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8 =8,00m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 8 = 8,00m
– Hành lang dự trữ đường sắt quốc gia = 1 x 30 = 30,00m
Tổng cộng:   = 120m

c) Đoạn đi ngoài đê sông Đáy

– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50m
– Dải phân cách giữa = 1 x 4 = 4,00m
– Dải dừng xe khẩn cấp = 2 x 3 = 6,00m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50m
– Dải an toàn ngoài = 2 x 0,75 = 1,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 4,25 = 4,25m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 7,75 = 7,75m
– Đường gom bên trái = 1 x 15 = 15,00m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 8 = 8,00m
– Đê (thay đổi theo phạm vi ta luy đê) ≥ 1 x 34,5 ≥ 34,50m
– Hành lang dự trữ đường sắt quốc gia = 1 x 30 = 30,00m
Tổng cộng:   135m

1.2. Phương án đi cao:

a) Đoạn tuyến không có đường sắt quốc gia đi song hành

Phần cầu cạn    
– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50m
– Phân cách giữa hai cầu = 1 x 1 = 1,00m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên trái) = 1 x 4,5 = 4,50m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên phải) = 1 x 3,25 = 3,25m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50m
– Lan can cầu = 4 x 0,5 = 2,00m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 34,75m
Phần dưới thấp
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 7,5 = 7,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 5 = 5,00m
– Đường gom hai bên = 2 x 15 = 30,00m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 13 = 13,00m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 13 = 13,00m
Tổng cộng:   = 90m

b) Đoạn tuyến có đường sắt đi song hành

Phần cầu cạn    
– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50m
– Phân cách giữa hai cầu = 1 x 1 = 1,00m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên trái) = 1 x 4,5 = 4,50m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên phải) = 1 x 3,25 = 3,25m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50m
– Lan can cầu = 4 x 0,5 = 2,00m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 34,75m
Phần dưới thấp
– Phần cầu cạn = 1 x 21,5 = 21,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 7,5 = 7,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 5 = 5,00m
– Đường gom hai bên = 2 x 15 = 30,00m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 13 = 13,00m
– Vỉa hè đường gom phải = 1 x 13 = 13,00m
– Hành lang dự trữ đường sắt quốc gia = 1 x 30 = 30,00m
Tổng cộng:   = 120m

c) Đoạn đi ngoài đê sông Đáy

Phần cầu cạn    
– Phần xe chạy (6 làn cao tốc) = 2 x (3 x 3,75) = 22,50m
– Phân cách giữa hai cầu = 1 x 1 = 1,00m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên trái) = 1 x 4,5 = 4,50m
– Dải dừng xe khẩn cấp (bên phải) = 1 x 3,25 = 3,25m
– Dải an toàn trong = 2 x 0,75 = 1,50m
– Lan can cầu = 4 x 0,5 = 2,00m
Tổng cộng phần cầu cạn: = 34,75m
Phần dưới thấp
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên trái) = 1 x 7,5 = 7,50m
– Dải dự trữ mở rộng và bố trí HTKT (bên phải) = 1 x 13,5 = 13,50m
– Đường gom bên trái = 1 x 15 = 15,00m
– Vỉa hè đường gom trái = 1 x 13 = 13,00m
– Đê (thay đổi theo phạm vi ta luy đê) ≥ 1 x 34,5 ≥ 34,50m
– Hành lang dự trữ đường sắt quốc gia = 1 x 30 = 30,00m
Tổng cộng:   135,00m

Trong quá trình thực hiện tiếp tục rà soát hướng tuyến, quy mô đảm bảo phù hợp quy định của Luật Đê điều và các quy định khác có liên quan.

I.5.2. Quy mô giai đoạn phân kỳ

Trên cơ sở kết quả dự báo nhu cầu vận tải, nguồn lực đầu tư phân kỳ đầu tư phần đường cao tốc dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô với quy mô 04 làn xe (Bnền=17m, Bcầu=17,5m).

Trong tổng thể dự án, ngoài việc cần thiết phải đầu tư hệ thống đường cao tốc Vành đai 4 theo quy hoạch và để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển quy hoạch hai bên tuyến đầu tư xây dựng ngay hệ thống đường bên với quy mô 02 làn xe một bên (bề rộng nền đường một bên Bnền=12m), đối với đoạn ngoài đê sông Đáy xây dựng đê mới đi phía ngoài Vành đai 4, hệ thống vỉa hè và hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chưa đầu tư. Các thành phần này sẽ được thực hiện trong nhóm Dự án thành phần số 02.

I.6. Phạm vi công việc

Công ty CP Tư vấn thiết kế kiểm định và ĐKT trong bước lập báo cáo NCKT năm 2022 thực hiện khoan khảo sát ĐCCT tuyến nối  TP. Bắc Ninh (Km30 – Km40) với các hạng mục: Cầu, Nền đường.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHOAN KHẢO SÁT ĐCCT        

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*